10 cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc

Ai cũng muốn mình có hơi thở thơm mát thu hút mọi người, giờ đây, bằng 10 cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc, bạn hoàn toàn có thể tự chủ động mang lại hương thơm cho mình cực kỳ đơn giản mà không phải chi rất nhiều tiền cho các sản phẩm vệ sinh răng miệng như kẹo cao su, nước súc miệng, kem đánh răng, chỉ nha khoa…

 

10 cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc

I. Nguyên nhân hôi miệng

Một trong những nguyên nhân chính yếu gây nên tình trạng hôi miệng là do sự giải phóng của các hợp chất dễ bay hơi sulphur có trong khoang miệng. Cùng xem qua một số nguyên nhân xảy ra sự bay hơi này dưới đây.

1. Do vi khuẩn

Vi khuẩn kỵ khí phân giải protein gram âm chính là nguyên nhân chính khiến cho hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Những loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở các vùng ứ đọng trong miệng như túi nha chu, trên bề mặt lưỡi hay ở các vùng kẽ răng, nơi răng bị sâu.

2. Nguyên nhân tạm thời

Các sản phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu, thuốc lá hay chứa hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa tươi,… khi phân huỷ trong miệng lúc ăn uống sẽ giải phóng các amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur. Ngoài ra hành, tỏi cũng chứa sulphur cao có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào phổi rồi bay hơi ra ngoài.

Việc hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa khiến miệng có mùi hôi nặng hơn, do sự ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, việc giảm sản xuất và tiết nước bọt dẫn đến khô miệng tạm thời và gây hôi miệng, đặc biệt là vào buổi sáng.

3. Nguyên nhân từ miệng

Một số bệnh gây nên tình trạng hôi miệng có thể kể đến các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng. Ngoài ra, các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Bên cạnh đó, tình trạng hôi miệng còn có các nguyên nhân khác như:

  • Do vết lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc.
  • Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng.
  • Không vệ sinh răng miệng kỹ, còn lớp cặn lưỡi hoặc do nhiễm nấm Candida.
  • Đọng các mảng vụn trên dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,…

II. Cách nhận biết khi bị hôi miệng

Khi biết mình có bị hôi miệng hay không thì mới có thể có cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc. Vậy để biết bản thân có đang mắc phải chứng hôi miệng hay không, bạn có thể kiểm tra theo 2 cách đơn giản dưới đây:

  • Tự kiểm tra: Úp lòng bàn tay lại và thở hơi từ miệng ra rồi hửi mùi để kiểm tra xem có mùi khó chịu hay không. Ngoài ra, có thể ngửi trên sợi chỉ nha khoa sau khi bạn sử dụng hoặc nhờ người xung quanh xác định giúp trong khi giao tiếp.
  • Sử dụng thiết bị y tế: Mỗi người sẽ có cách cảm nhận mùi khác nhau, do đó tự kiểm tra đôi khi sẽ không chính xác. Bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa răng miệng sẽ có máy halimeter giúp kiểm tra mùi hơi thở chính xác tình trạng và làm rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

III. Cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc

1. Dùng nguyên liệu thiên nhiên là cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc

Để kiểm soát mùi hôi trong khoang miệng cho hơi thở thêm thơm mát, tự tin bạn có thể tận dụng ngay những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong gian bếp như nước muối sinh lý, gừng, chanh đến trà xanh, baking soda hay nhai các loại thảo mộc từ bạc hà hay rau mùi.

2. Bổ sung đủ lượng nước trong ngày

Nước đóng vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, thanh lọc cơ thể vì vậy bạn hãy giữ cho tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả bằng việc bổ sung 1,5 – 2 lít nước/ngày và tránh các loại nước ngọt, nước có đường vào ban đêm vì đây là cơ hội làm cho vi khuẩn tích tụ nhiều nhất.

3. Kiểm soát thực phẩm nạp vào cơ thể

Hai thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng trước khi giao tiếp, gặp gỡ là hành và tỏi. Khi ăn những loại thực phẩm này, chất tạo mùi hôi đã đi sâu vào máu và phổi rồi đến nơi phát ra hơi thở, do đó khó khắc phục được dù vệ sinh răng miệng đúng cách.

Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này là bạn đừng ăn hoặc hạn chế tối đa. Thay vào đó, bạn có thể chọn ăn táo hoặc các thực phẩm giòn (cần tây, cà rốt,…) có kết cấu cứng giúp loại bỏ thức ăn mắc vào răng, ngăn chặn vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, kim chi,…

4. Chải răng 2 lần/ngày là cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc

Các mảng bám tích tụ, dính trên răng là nơi vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng trú ngụ chủ yếu. Ngoài ra, vụn thức ăn mắc vào các kẽ răng cũng khiến cho hơi thở trở nên nặng mùi hơn. Do đó, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày hoặc làm cả hai bước trên thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, bất kỳ việc gì nhiều quá cũng không tốt, cũng như nếu bạn chải răng quá mạnh, có thể làm mòn răng, dẫn đến răng dễ bị sâu hơn. Ngoài ra, sau khoảng từ 2 – 3 tháng bạn nên thay mới bàn chải dù có còn mới hay không, hoặc vệ sinh sạch sẽ đối với bàn chải điện để tránh cho vi khuẩn gây mùi có điều kiện trú ngụ.

5. Nhai kẹo cao su sau khi ăn là cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc

Các vi khuẩn trong miệng rất ưa chuộng sử dụng đường để tạo ra axit gây mòn răng và hôi miệng. Vì vậy, bạn có thể thử cách khử mùi hơi thở hiệu quả bằng việc nhai kẹo cao su không đường.

Các loại kẹo như singum hay chewing gum có khả năng kích thích nước bọt, là cơ chế bảo vệ tự nhiên để miệng chống lại các axit mảng bám, gây sâu răng và hôi miệng. Hơn nữa, kẹo cao su còn giúp loại bỏ thức ăn thừa và kháng khuẩn cho khoang miệng với xylitol. Một số thương hiệu kẹo cao su được nhiều người yêu thích như: Kẹo Mentos, Cool Air, Big Babol,…

6. Dùng xịt thơm miệng

Đây cũng là một cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc, bạn có thể chọn lựa xịt thơm miệng chứa bạc hà hay các thành phần tương tự.

Nên chọn những loại nước xịt thơm miệng có nguồn gốc, chính hãng rõ ràng trong các siêu thị, cửa hàng tiện lơi uy tín. Lưu ý rằng không nên lạm dụng nước xịt thơm miệng quá nhiều sẽ dễ gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

7. Dùng nước súc miệng

Dùng nước súc miệng làm sạch khoang miệng mỗi ngày sẽ giúp ngăn chặn hôi miệng tận gốc, đồng thời loại bỏ vi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe răng miệng là cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc. Lưu ý, nên chọn loại nước súc miệng có khả năng giết chết vi khuẩn gây mùi, không chứa cồn và ngừng sử dụng nếu sau sử dụng khiến miệng bạn bị khô.

Ngoài ra, để an tâm hơn bạn cũng có thể tự pha chế nước súc miệng bằng baking soda, với một cốc nước ấm và vài giọt tinh dầu được làm từ bạc hà. Đồng thời nước súc miệng còn có bổ sung oxy sẽ len lỏi khắp khoang miệng, diệt khuẩn, giảm mùi hôi.

8. Bỏ thói quen hút thuốc lá

Bên cạnh nguy cơ gây ung thư, việc hút thuốc lá còn là nguyên nhân làm hỏng nướu, gây vàng ố răng và khiến bạn bị hôi miệng khó chịu. Bạn có thể tìm hiểu về liệu pháp nicotin thay thế giúp chế ngự cơn thèm thuốc hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn về kế hoạch cai nghiện hay kê toa một số loại dược phẩm giúp bỏ được thuốc lá mãi mãi.

9. Vệ sinh lưỡi

Ngay khi vệ sinh cá nhân, chải răng đầy đủ để loại bỏ các thực phẩm, mảng bám, bạn đừng bỏ lỡ thao tác vệ sinh lưỡi rất quan trọng đấy. Vì lưỡi là nơi vi khuẩn trú ngụ, việc vệ sinh lưỡi hàng ngày sẽ giúp giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

Những người có lưỡi trắng tức là đang có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, do vậy, cần làm sạch hàng ngày để ngăn chặn chữa hôi miệng nặng. Bạn có thể chọn lựa cho mình các loại dụng cụ vệ sinh lưỡi phù hợp giúp chải sạch lưỡi, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

10. Thăm khám nha khoa định kỳ

Việc tái khám nha khoa định kỳ để tầm soát các bệnh lý răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng cũng là cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc. Bởi nếu áp dụng các cách trên mà hơi thở bạn không mấy khả quan rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý về răng miệng và cần điều trị sớm thì mùi hôi miệng cũng sẽ biến mất.

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp từ khoang miệng, việc hơi thở có mùi bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:

  • Trào ngược axit.
  • Vi khuẩn HP dạ dày.
  • Suy gan, suy thận.
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Stress và trầm cảm.

Hi vọng rằng những thông tin trên đã mang lại cho bạn 10 cách để có hơi thở thơm mát ngay tức khắc cũng như có được sức khỏe răng miệng dài lâu hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *